Home > Lăng Mộ Đá > Khu lăng mộ đá khuôn viên > 66+ Mẫu lăng mộ đá đẹp bán tại đồng tháp

66+ Mẫu lăng mộ đá đẹp bán tại đồng tháp

66+ Mẫu lăng mộ đá đẹp bán tại đồng tháp – Gia Đình Dòng Họ Gia Tộc

66+ Mẫu lăng mộ đá đẹp bán tại đồng tháp,

Tham Khảo : 200+ Các Mẫu Khu Lăng Mộ Nghĩa Trang Nhà Mồ Gia Đình Dòng Họ Bằng Đá Đẹp Nhất  giúp mang đến không gian yên bình, tôn nghiêm. Đồng thời thể hiện được lòng thành kính của con cháu đối với người đã khuất. Mẫu mộ đẹp làm bằng đá cao cấp là một trong những công trình kiến ​​trúc mộ đá nổi bật được nhiều người lựa chọn. Ý nghĩa tâm linh mộ đá đẹp là một trong những giá trị quan trọng thể hiện lòng thành kính, biết ơn của người còn sống đối với tổ tiên và những người thân đã khuất.

Quý khách hàng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất về sản phẩm theo địa chỉ :

         SDT : 0914.576.606  ——- Zalo : 0914.576.606

66+ Mẫu lăng mộ đá đẹp bán tại đồng tháp - Gia Đình Dòng Họ Gia Tộc
66+ Mẫu lăng mộ đá đẹp bán tại đồng tháp – Gia Đình Dòng Họ Gia Tộc
66+ Mẫu lăng mộ đá đẹp bán tại đồng tháp – Gia Đình Dòng Họ Gia Tộc
66+ Mẫu lăng mộ đá đẹp bán tại đồng tháp – Gia Đình Dòng Họ Gia Tộc

Gia Đình Dòng Họ Gia Tộc

66+ Mẫu lăng mộ đá đẹp bán tại đồng tháp – Gia Đình Dòng Họ Gia Tộc
66+ Mẫu lăng mộ đá đẹp bán tại đồng tháp - Gia Đình Dòng Họ Gia Tộc
66+ Mẫu lăng mộ đá đẹp bán tại đồng tháp – Gia Đình Dòng Họ Gia Tộc

Ngày nay, việc xây dựng lăng mộ đá không chỉ là sự thể hiện lòng thành tâm hiếu nghĩa đối với người đã qua đời mà còn có mục đích tạo dựng không gian thờ cúng tâm linh khang trang và đẹp mắt. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ một khu lăng mộ đá hoàn chỉnh gồm có những gì, các loại đá nào thường được dùng để thi công và cách xây cho phù hợp với yếu tố phong thủy. Cùng Đá Mỹ Nghệ tìm hiểu chi tiết về loại công trình này và tham khảo các mẫu cùng mức giá chi tiết sau đây.

Tìm hiểu về lăng mộ đá

Lăng mộ đá còn có tên gọi khác là lăng tẩm, là một quần thể công trình kiến trúc ngoài trời được xây dựng bao quanh nơi an nghỉ của những người đã qua đời. Bên trong khuôn viên có các hạng mục quan trọng như lăng thờ đá, mộ đá, cổng đá, lan can đá, cuốn thư đá, lư hương đá, đèn đá, … được chế tác từ những khối đá tự nhiên nguyên khối. Trên bề mặt của chúng được chạm khắc họa tiết, hoa văn tỉ mỉ để tạo nên vẻ đẹp đặc trưng phản ánh tôn giáo và văn hóa tín ngưỡng, góp phần làm cho công trình trở nên uy nghiêm và trang trọng.

Về lịch sử lăng mộ đá tại Việt Nam bắt nguồn từ làng Nghề Đá Ninh Vân. Đây là một làng nghề mang tính biểu tượng trong nghệ thuật chế tác đá mỹ nghệ, là hình ảnh sống động của sự sáng tạo văn hoá. Với hơn 50 thập kỷ lịch sử, làng đã kế thừa và phát triển truyền thống chế tác đá từ ông tổ Hoàng Sùng, người từng rời quê hương Thanh Hoá và đến Ninh Bình để thả mình vào đam mê sáng tạo.

Những nỗ lực của Hoàng Sùng tạo ra môi trường để lưu truyền nghệ thuật chế tác đá mỹ nghệ cho hậu duệ tại làng, từ đời này qua đời khác. Từ đó, làng đá Ninh Vân khắc sâu dấu ấn trong lịch sử các làng nghề và nghệ thuật chế tác đá.

Ban đầu, các thành phẩm đá từ làng chủ yếu là các vật dụng phục vụ cuộc sống hàng ngày như cối, chày, lu và các công cụ đơn giản khác. Tuy nhiên, qua thời gian phát triển, các nghệ nhân trong làng học hỏi và tiếp nhận những tinh hoa nghệ thuật mới từ điêu khắc thủ công, kết hợp cùng các công nghệ hiện đại trong quy trình chế tác, từ đó tạo nên những kiểu lăng mộ đẹp và hoành tráng giống như các tác phẩm đá mỹ nghệ.

Phân biệt lăng mộ đá và mộ đá

Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa hai khái niệm “lăng mộ đá” và “mộ đá”, tuy nhiên đây là 2 thuật ngữ hoàn toàn khác nhau về ý nghĩa:

Khu lăng mộ đá là một quần thể kiến trúc được xây dựng bao quanh nơi an nghỉ của người đã khuất tạo thành một không gian thờ cúng ngoài trời. Thông thường một khu lăng được xây dựng dành cho dòng họ, gia tộc, gia đình gồm nhiều phần mộ, tuy nhiên vẫn có các công trình được xây dựng dành riêng cho một cá nhân. Để xây dựng công trình lăng đá mộ đẹp và hoàn chỉnh thì gồm nhiều thành phần trong đó có các ngôi mộ.

Khác với khu lăng mộ thì mộ đá ý nói là một công trình đơn lẻ được xây dựng trên phần đất chôn cất người đã mất. Các ngôi mộ có thể được xây dựng riêng lẻ nằm ngoài khuôn viên lăng mộ. Mặt khác, các phần mộ mà được đặt trong công trình lăng tẩm thì thường được xếp liền nằm sát cạnh nhau.

Có thể thấy, điểm khác biệt lớn nhất giữa lăng mộ đá và mộ đá chính là quy mô của công trình. Theo đó, lăng mộ là một công trình lớn gồm nhiều hạng mục trong đó có các ngôi mộ. Hiểu đơn giản thì mộ đá là một phần của lăng mộ đá.

Các hạng mục trong khu lăng mộ đá

Mộ đá

Mộ đá là hạng mục không thể thiếu trong khu lăng mộ, nơi chứa đựng tro cốt, tiêu, quách của người đã khuất. Vị trí đặt mộ thường được đặt tại những nơi địa hình cao ráo và tách biệt với môi trường xung quanh, dưới khu vực lăng thờ chung. Mộ đá được tạo nên từ các phiến đá xếp chồng lên nhau hoặc ghép xung quanh tạo thành nhiều kiểu dáng mộ như mộ hình chữ nhật, mộ bát giác, mộ lục giác, mộ hậu bành, mộ tròn, mộ có mái che, …

Hiện nay, mộ đá trên thị trường có đa dạng về thiết kế, mẫu mã và màu sắc.

Lăng thờ đá

Lăng thờ đá, còn được biết đến với tên gọi khác là am thờ đá hoặc long đình đá, đóng vai trò quan trọng trong một công trình lăng tẩm đá. Lăng thờ được đặt tại vị trí trung tâm của khuôn viên, chính là không gian thờ tự chung cho cả gia đình lớn hoặc dòng họ.

Kiến trúc của lăng thờ được phân thành hai loại chính là lăng thờ đơn và lăng thờ cánh. Cả hai kiểu đều được thiết kế rất công phu và tỉ mỉ, mang đến vẻ đẹp tráng lệ, tinh tế, tạo nên điểm nhấn nổi bật cho toàn bộ công trình.

Bình phong đá

Bình phong đá, còn được gọi là cuốn thư đá, là một món đồ phong thủy có chức năng bảo vệ và che chắn cho công trình, giúp ngăn chặn sự xâm nhập của tà khí, bảo vệ các hạng mục bên trong khỏi các yêu tố tiêu cực từ bên ngoài. Thường thì bình phong được đặt ngay sau lối vào. Trước đây, chúng thường được đặt ở phía sau cửa cổng của các ngôi đền, đình và các công trình tâm linh khác.

Lan can đá

Lan can đá là hạng mục được thiết kế bao xung quanh khuôn viên giúp bảo vệ công trình bên trong. Đồng thời, cũng giúp phân chia ranh giới giữa khu lăng với bên ngoài để đảm bảo tính riêng tư, trang nghiêm cho không gian thờ cúng. Trên bề mặt lan can được chạm khắc hoa văn tỉ mỉ tùy vào sở thích và yêu cầu phong thủy.

Cổng đá

Cổng đá không chỉ đóng vai trò làm lối vào khuôn viên lăng mộ, mà còn tạo sự kết nối hài hòa với các thành phần khác như lan can đá. Điều này góp phần đem đến sự cân đối cho toàn bộ công trình và tạo không gian thống nhất. Ngoài ra, nó còn đảm nhận vai trò quan trọng trong phong thủy. Đặt vị trí và hướng cổng đúng chuẩn phong thủy giúp hạn chế tác động của năng lượng xấu, duy trì sự bình yên và linh thiêng.

Lư hương đá

Lư hương là một đồ vật mang ý nghĩa tâm linh, được dùng để cắm nhang thắp hương cho tổ tiên, thường được đặt ở trung tâm lăng thờ. Ở nhiều  địa phương lư hương đá còn được gọi với tên khác là đỉnh hương đá, lư cắm nhang.

Theo quan điểm của người xưa, lư hương chính là điểm giao thoa tinh thần giữa trần gian và thế giới bên kia. Đây là biểu tượng thể hiện lòng tưởng nhớ sâu sắc của người sống đối với người đã qua đời.

Đèn đá

Đèn đá được sử dụng như một phần trang trí lăng đá, không chỉ nâng cao vẻ đẹp của cảnh quan mà còn mang trong mình các yếu tố liên quan đến phong thủy và tâm linh. Thiết kế của đèn đá thường có phần trên được cấu tạo để chứa nến hoặc đèn dầu, góp phần tạo ra ánh sáng làm sáng bừng không gian. Đèn đá không chỉ có ý nghĩa tượng trưng cho sự trọn vẹn và đầy đủ mà còn thúc đẩy lưu thông của sinh khí tích cực, đồng thời ngăn chặn tác động của âm khí và tà khí từ bên ngoài.

Bàn lễ đá

Bàn thờ đá, hay còn gọi là bàn lễ đá, là một hạng mục quan trọng mang tính tâm linh và phong thủy trong một công trình. Bàn thờ dùng để dâng lễ, là nơi con cháu thể hiện lòng kính trọng đối với tổ tiên và các vị thần, phật tứ phương.

Linh vật đá

Tượng linh vật đá là một hạng mục trang trí, thường được đặt trấn giữ ngoài cổng, làm cho không gian trở nên hoàn thiện hơn, tôn lên vẻ đẹp của tổng thể khuôn viên lăng mộ. Ngoài ra, nó còn mang ý nghĩa phong thủy vô cùng quan trọng, canh gác cho công trình, thu hút tài lộc, tiền tài cho gia chủ.

4 loại đá thường dùng để làm lăng mộ

Như đã đề cập ở trên, kiểu lăng mộ làm bằng đá thường sử dụng các loại đá tự nhiên nguyên khối, trong đó có 4 loại đá được dùng phổ biến nhất gồm:

Đá xanh đen

Đá xanh đen loại đá được khai thác từ các mỏ đá tự nhiên thuộc xã Yên Lâm, Yên Định, Thanh Hóa. Đá hình thành từ lớp trầm tích qua hàng triệu năm dưới sự tác động của nhiệt, áp suất giúp màu sắc trở nên đẹp mắt. Loại đá này còn được sử dụng rộng rãi bởi độ cứng cao, có khả năng chịu lực, chống thấm tốt. Ngoài ra, đá cũng không bị phong hóa hay ố màu theo thời gian và cho tuổi thọ cao.

Đá xanh rêu

Đá xanh rêu là dòng đá được khai thác tại mỏ đá tự nhiên tại tỉnh Ninh Bình. Loại đá này nổi bật bởi bề mặt mịn màng và độ bền chắc, đặc biệt có khả năng kháng mài mòn vượt trội. Trong điều kiện tiếp xúc với ánh sáng, nhiệt độ thay đổi và yếu tố thời tiết khắc nghiệt, đá xanh rêu không bị nứt vỡ, bạc màu. Bề ngoài của đá thường có màu rêu tảo đặc trưng, ít dấu vân đá, và có độ đàn hồi tốt. Nhờ vậy, loại đá này phù hợp để chế tác và chạm trổ các chi tiết phức tạp trên bề mặt.

Đá cẩm thạch

Các kiểu lăng mộ bằng đá cẩm thạch nguyên khối thường dùng hai màu đá chính là trắng và vàng – được khai thác chủ yếu tại các khu vực miền núi tự nhiên ở Bình Định và Nghệ An.

Đá trắng nổi bật với khả năng chống thấm nước xuất sắc, bề mặt ít có vân đá và độ bóng cao. Mặt trắng tự nhiên của đá thường không cần đẽo gọt nhiều, thay vào đó, chỉ cần mài nhẵn để giữ vẻ đẹp tự nhiên cho các hạng mục.

Đá vàng có màu vàng nhạt thanh lịch, mang đến sự nhẹ nhàng và dễ chịu. Với cấu trúc vững chắc, đá có khả năng chịu được các tác động vật lý bên ngoài và chống chọi mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt từ môi trường tự nhiên. Các công trình sử dụng loại đá này còn mang ý nghĩa về sự phồn thịnh, thịnh vượng theo quan niệm phong thủy.

Đá hoa cương

Đá hoa cương làm lăng mộ thường dùng các màu đá chính là đá granite xanh, đá granite đen, đá granite đỏ, đá granite tím hoa cà. Đây là loại đá cao cấp với khả năng chống chịu tốt với các điều kiện thời tiết, không bị nứt vỡ hay phai màu theo thời gian và vẫn giữ được độ bóng sáng ban đầu sau nhiều năm sử dụng. Mặc dù vậy, các thiết kế sử dụng đá granite thường đơn giản hơn, ít có những hoa văn và chi tiết phức tạp như các loại đá khác. Tuy là loại đá cao cấp, nhưng việc đầu tư cho công trình sử dụng đá granite thường đòi hỏi chi phí cao hơn so với hai loại khác.

Vì sao nhiều gia đình lựa chọn xây lăng mộ đá

Để những người đã khuất được đoàn tụ bên nhau

Ông cha đã có câu “Trần sao âm vậy” để ngụ ý rằng dù là người còn sống hay người đã lìa xa cõi đời thì cũng đều mong muốn khi mất sẽ được an nghỉ, đoàn tụ cùng tổ tiên, thành viên trong dòng họ. Một công trình lăng đá đẹp sẽ quy tụ toàn bộ các ngôi mộ của thành viên trong gia đình, gia tộc vào một khuôn viên, nhờ vậy mà người đã mất cũng có thể được ở gần bên nhau, gần với tổ tiên.

Thuận tiện trong việc thờ cúng

Các công trình là một không gian tâm linh với quy mô rộng lớn, tập trung nhiều mộ phần của các thành viên trong gia đình, dòng họ hoặc gia tộc và được bố trí theo thứ tự vai vế trong dòng họ tạo ra sự phân cấp rõ ràng. Nhờ đó giúp khách viếng thăm biết trình tự thắp hương mộ của từng người, tạo thuận lợi cho việc thắp hương và cúng bái tổ tiên của con cháu khi đến thăm viếng.

Đem lại một công trình trường tồn với thời gian

Khác hẳn với những vật liệu xi măng, cát, gạch và vữa trên, lăng mộ được xây bằng chất liệu đá tự nhiên sẽ có độ bền cao và khả năng chống chịu tốt trước những yếu tố bên ngoài như thay đổi nhiệt độ và thời tiết. Các công trình có thể trường tồn qua thời gian dài mà không bị xuống cấp, bằng chứng là các lăng tẩm trong lịch sử trải qua hàng trăm năm nay vẫn kiên cố, vững chãi, không có dấu hiệu mục nát. Đồng thời, các ngôi mộ cũng người thân đã mất cũng sẽ được bảo vệ và không bị tác động bởi mối mọt hay thời tiết.

Đảm bảo tính thẩm mỹ

Các công trình lăng tẩm xây bằng đá còn có tính thẩm mỹ cao nhờ các chi tiết hoa văn, họa tiết được chạm khắc tinh xảo trên bề mặt được mài nhẵn thông qua bàn tay khéo léo và tài hoa của các nghệ nhân. Các chi tiết trang trí như tứ quý, tứ linh, chữ Hán, câu đối, hoa sen, hoa cúc, … trên từng hạng mục không chỉ mang lại một vẻ đẹp độc đáo, ấn tượng cho tổng thể không gian kiến trúc mà còn mang đến nhiều ý nghĩa về mặt tâm linh, phong thủy.

Dễ dàng vệ sinh

Với chất liệu đá, quá trình vệ sinh các hạng mục vô cùng đơn giản và không đòi hỏi quá nhiều công sức. Bằng việc sử dụng tấm khăn sạch và nước sạch hoặc nước xịt rửa, bạn có thể dễ dàng loại bỏ các vết bẩn và rêu mốc bám trên bề mặt.

Vật liệu đa dạng từ các vùng mỏ tự nhiên

Có nhiều loại đá tự nhiên khác nhau được sử dụng để xây dựng các khu lăng mộ bao gồm đá xanh, đá rêu, đá vàng và nhiều loại khác. Những phiến đá này hình thành từ hàng triệu năm trước và chứa các thành phần chính như feldspar, thạch anh, biotite và cacbonat canxi. Hầu hết chúng được khai thác từ các vùng mỏ đá lớn của nước ta như Bình Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Yên Bái, …

Ở mỗi nơi khai thác lại cho ra màu sắc và chất lượng vật liệu khác nhau. Sự đa dạng của các loại đá tự nhiên tạo điều kiện cho khách hàng lựa chọn và thiết kế theo ý muốn và ngân sách của mình. Điều này đảm bảo rằng các công trình luôn có sự tinh tế và độc đáo, phù hợp với nhu cầu và sở thích cho từng khách hàng.

Một số lưu ý khi xây lăng mộ bằng đá

Vật liệu sử dụng

Vật liệu chế tác đóng vai trò quan trọng quyết định độ bền và vẻ đẹp của công trình theo thời gian. Dựa trên sở thích và khả năng tài chính của gia chủ mà chọn loại đá phù hợp.

Trong số các vật liệu đá phổ biến, đá xanh và đá hoa cương được sử dụng phổ biến. Đá xanh thường được sử dụng cho các công trình đòi hỏi hoa văn chạm khắc tinh tế và phức tạp. Còn đá hoa cương thường được ưa chuộng trong xây dựng các khu lăng với thiết kế đơn giản nhưng vẫn mang đậm vẻ sang trọng.

Kích thước hài hòa với tổng thể

Khi đánh giá vẻ đẹp thẩm mỹ của một khu lăng mộ, yếu tố hàng đầu thường là sự hài hòa trong tổng thể. Diện tích của một công trình, khi được tính toán cẩn trọng, sẽ đảm bảo rằng năng lượng linh khí bên trong lăng được phân phối một cách đồng đều.

Các hạng mục như cổng đá, bình phong, các phần mộ đá, và lăng thờ đá cần được xây dựng với kích thước cân đối, không quá to hay quá nhỏ dựa theo diện tích của tổng thể. Việc này sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ và sự hòa hợp của toàn bộ công trình.

Yếu tố phong thủy

Những kiểu lăng mộ đẹp hiện nay đều cần tuân theo nguyên tắc phong thủy. Việc đầu tiên mà gia chủ cần thực hiện là chọn một mảnh đất đẹp và hợp phong thủy. Để xác định xem mảnh đất có hợp phong thủy hay không, cần tuân theo các yêu cầu sau đây: đất nằm gần nguồn nước chảy, tránh đất mềm yếu, khu vực không chứa rác thải, không bị gió mạnh thổi trực tiếp vào ngôi mộ, tránh những khu vực có cây cổ thụ lớn hoặc nơi ồn ào và xô bồ.

Tuy nhiên, chính lòng thành kính từ tâm của con cháu trong gia đình sẽ càng làm tăng giá trị phúc khí cho khu lăng. Người xưa có câu: “Tâm còn chưa thiện, phong thủy vô ích”  nhấn mạnh sự quan trọng của việc xây dựng mồ mả không chỉ dựa vào vẻ đẹp bên ngoài mà còn cần có sự chân thành từ trong tâm của thế hệ con cháu. Vì vậy, quan niệm về phong thủy tốt nhất vẫn phải xuất phát từ tâm của những người sống.